1. Từ những thành tựu trong nghiên cứu khảo cổ
Đồng Nai là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện, khai quật ở Đông Nai qua cácthời kỳ. Từ phát hiện, thám sát và thu thập hiện vật của các nhà nghiên cứu phương Tây cho đến những kết quả nghiên cứu về sau – đặc biệt giai đoạn 1975 trở đi, kết quả khảo cổ học đã góp phần tư liệu làm sáng tỏ những giai đoạn phát triển của cư dân trên vùng đất Biên Hòa –Đồng Nai. Một phác thảo về diện mạo của cư dân tiền sử phản ánh qua sách “Khảo cổ Đồng Nai thời Tiền sử”, “Văn hóa khảo cổ thời địa kim khí vùng đất ngập mặn ở Đồng Nai”…[1] Sau đó, một số công trình nghiên cứu do các cơ quan chuyên môn Đồng Nai phối hợp với các Viện, Trung tâm chuyên ngành khảo cổ Việt Nam thực hiện, tiếp tục bổ sung những nguồn tài liệu về giai đoạn phát triển đầu Công nguyên cũng như giai đoạn khai khẩn vào đầu thế kỷ XVI như: Vùng đất Đồng Nai 10 thế kỷ đầu Sau Công nguyên, Địa chí Đồng Nai (tập III, lịch sử)…[2] Một số công trình có tính chất cụ thể về di chỉ, lĩnh vực như: Đàn đá Bình Đa, Mộ Cự thạch Hàng Gòn, Đến với lịch sử văn hóa Biên Hùng – Đồng Nai…[3]. Bên cạnh đó,những phát hiên của người dân, cùng với nhiều bái nghiên cứu của các tác giả (trong và ngoài nước), đã công bố nhiều nguồn tài liệu liên quan trên các phương tiện thông tin, khoa học liên quan đến khảo cổ, văn hóa khảo cổ Đồng Nai.
Từ nhiều nguồn, nhiều cách và qua nhiều giai đoạn, sự kế thừa của kết quả nghiên cứu khảo cổ Đồng Nai đã tạo nên nguồn tư liệu quý bàu về sự phát triển của vùng đất này trong lịch sử văn hóa chung của cộng đồng các cư dân trong lịch sử Việt Nam. Ngoài những hiện vật, tài liệu liên quan khảo cổ Đồng Nai hiện đang lưu trữ ở các bảo tàng môt số nước trên thế giới, của Viêt Nam, Bảo tàng Đồng Nai hiện này được xem là “kho lưu trữ tài liệu” đa dạng, phong phú nhất về văn hóa khảo cổ Đồng Nai. Nhấn mạnh điều này để nói về một quá trình với nhận thức đúng đắn, kịp thời và nỗ lực không ngừng của ngành bảo tàng của địa phương trong công cuộc bảo tồn văn hóa – trong đó có khảo cổ khi duy trì,thực hiện công tác sưu tầm, khai quật, nghiên cứu về văn hóa khảo cổ Đồng Nai. Tuy nhiên, những kết quả trên cũng chỉ là “một điểm” tự hào, và cần tiếp tục nữa bởi trong môi trường, điều kiện phát triển hiện nay, đòi hỏi việc nghiên cứu khảo cổ Đồng Nai cần được đẩy mạnh, đẩy nhanh và áp dụng những phương pháp, phương tiện mới khi các “trang tư liệu đất” đang thay đổi, mất đi nhanh chóng trong phát triển đô thị, công nghiệp hóa. Quy hoạch khảo cổ học ở Đồng Nai hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa khi diễn trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển nhanh trong chính sách kinh tế -xã hội của địa phương và những yếu tố khác đã tác động, ảnh hưởng lớn đến những giá trị khảo cổ – nguồn tư liệu quý đứng trước những nguy cơ xóa sổ.
2. Đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khảo cổ Đồng Nai
Những kết quả nghiên cứu về khảo cổ được công bố, truyền thông qua nhiều phương tiện (sách, báo, đài, hệ thống internet…) trong thời gian qua đã được thục hiện. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, những nguồn tư liệu này –với tính chất của ngành, thực ra chỉ quan tâm một nhà nghiên cứu. Những sản phẩm từ nghiên cứu khảo cổ Đồng Nai cũng “kén chọn” người đọc và cũng không phổ biến đến mọi người dầu có những thông tin mang tính phổ quát qua một số sách, báo.
Việc nghiên cứu trong công tác bảo tồn về khảo cổ ở Đồng Nai trong thời gian qua được duy trì – chủ yếu qua hai đơn vị chức năng, nay đã sáp nhập trong Bảo tàng Đồng Nai”. Đây là cơ quan hiện nay có chức năng về việc thực hiện nghiên cứu về khảo cổ học của địa phương qua sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn theo quy định pháp luật.
Hiện nay, Bảo tàng Đồng Nai là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa Đồng Nai lớn – trong đó có giá trị khảo cổ. Với tính chất, đặc điểm của bảo tàng (sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày) – đây là nơi bảo tồn, quảng bá cho nhiều người về giá trị của văn hóa khảo cổ Đồng Nai (kho mở, phòng trưng bày Tiền, Sơ sử). Một di tích lịch sử có hoạt động bảo tồn, quảng bá khá tốt là di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn bởi tính chất di tích khảo cổ khá đặc biêt và sau đợt trùng tu, tôn tạo năm 2011. Ngoài ra, công chúng, khách tham quan khó có thể tiếp cận để tìm hiểu ở địa chỉ nào để hiểu biết, nghiên cứu về văn hóa khảo cổ Đồng Nai thuận lợi. Đề cập như thế để nhấn mạnh đến việc quan tâm hơn trong đầu tư phù hợp để phát huy các địa chỉ trên trong bảo tôn, quảng bá những kiến thức, giá trị liên quan đến văn hóa khảo cổ của Đồng Nai. Bên cạnh hoạt động “truyền thống” này,cần quan tâm phương pháp quảng bá qua phương tiện công nghệ một cách khoa học, phổ quát nhưng cuốn hút con người tìm đến, biết đến, hiểu thêm về những giá trị của khảo cổ học Đồng Nai. Sự hình thành của trang thông tin điện tử là cần thiết nhưng nội dung phản ánh thế nào cần có sự nghiên cứu với cấu trúc hợp lý, tạo được sự thú vị để nhiều người truy cập thuận lợi, thích truy cập.
Hiện vật khảo cổ chuyển tải những giá trị văn hóa Đồng Nai vẫn cần quan tâm thúc đẩy trong hoạt động của bảo tàng hằng năm. Bảo tàng Đồng Nai có kho hiện vật khảo cổ khá lớn qua các đợt sưu tầm, khai quật. Những trưng bày cố định hiện nay có thể xem như “đóng” và “tĩnh” qua thời gian.Vì vậy, cần có nghiên cứu để chỉnh lý, bổ sung để “mở”, “động” hơn. Để những kết quả nghiên cứu khảo cổ Đồng Nai được quảng bá rộng, cơ quan chức năng cần công bố qua nhiều phương cách.
Ngoài những hiện vật trưng bày cố định hiện nay ở Bảo tàng Đồng Nai, trong đó phòng trưng bày về thời kỳ Tiền sử, 10 thế kỷ đầu công nguyên liên quan đến khảo cổ và trưng bày ở di tích Mộ cự thạch Hàng Gòn đã được định lượng, như “cái khung chọn lọc” đó, thử hỏi, khách tham quan cần biết thêm những kết quả nghiên cứu khác về khảo cổ Đồng Nai ở đâu?. Trong kho Bảo tàng Đồng Nai còn bảo quản nhiều hiện vật, sưu tập hiện vật quý hiếm nhưng công chúng cũng chỉ được “chiêm ngưỡng”qua hình ảnh. Vì vậy, ngoại trừ đảm bảo những yếu tố liên quan bảo mật, cần có sự bổ sung cho những trưng bày về thành tựu, giá trị văn hóa khảo cổ của Đồng Nai. Bên cạnh những triển lãm về nhiệm vụ tuyên truyền mà hằng năm bảo tàng đã làm, nên cần thiêt tổ chức những trưngbày chuyên đề về khảo cổ tại chỗ cũng như lưu động đến các địa phương thuộc tỉnh cũng như ngoài tỉnh khi có sự phối hợp. Trong thời gian qua, những giá trị văn hóa khảo cổ Đồng Nai đã được giới thiệu quảng bá đến với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh qua các sự kiện (Đăk Lăk, Nghệ An, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang…) nhưng chưa nhiều, chưa thật sự chủ động? Trong đó, chắc chắn có nhưng yếu tố liên quan đến kinh phí nhưng khi đã thực sự muốn quảng bá thì nhất thiết phải có kế hoạch và đòi hỏi sự quan tâm đầu tư của địa phương.
Địa phương cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho những công trình nghiên cứu về khảo cổ Đồng Nai được xuất bản. Có thể nói, hoạt động của Nhà xuất bản Đồng Nai, trong đó có sự đầu xuất bản sách viết về địa phương trên nhiều lĩnh vực được quan tâm – đây là một thuận lợi lớn để quảng bá văn hóa nói chung, trong đó có những công trình về khảo cổ Đồng Nai. Tuy nhiên, những năm gần đây, sách thuộc lĩnh vực khảo cổ đang ít dần do nhiều yếu tố tác động, nhưng một khi đã quan tâm đến văn hóa, cần chu ý đầu tư trên lĩnh vực này. Sách được in với số lượng chưa nhiều, tập trung cho nghiên cứu chuyên sâu mà chưa được “định dạng” thông tin phổ quát để phổ biến rộng rãi. Khi tiếp tục thực hiện những công trình về nghiên cứu, quảng bá văn hóa Đồng Nai nói chung, cần quan tâm và khuyến khích những tác giả biên soạn, những công trình liên quan về khảo cổ Đồng Nai. Bảo tàng Đồng Nai sẽ là nơi chủ trì hay là đầu mối tiếp nhận, “bà đỡ” đối với những công trình nghiên cứu về khảo cổ để xuất bản. Điều mong muốn, khách tham quan đến Đồng Nai hay Bảo tàng Đồng Nai không chỉ nhìn, xem mà có sản phẩm để đem về qua những sách nói chung về văn hóa, về khảo cổ Đồng Nai có tính chất như “sản phẩm lưu niệm” mà hiện nay nhiều điểm du lịch đã thực hiện. Sẽ lý thú khi có những tập sách về nhũng di tích, di chỉ khảo cổ Đồng Nai, những sưu tập hiện từng giai đoạn tiền sử, sơ sử hay những sưu tập chất liệu đá, đồng, vàng, sưu tập tượng cổ… được biên soạn với nội dung súc tích, phổ quát, hình thức gọn nhẹ, mỹ thuật… được quảng bá trong không gian của bảo tàng, của di tích được chọn là tuyến điểm tham quan, thu hút du khách.
Về giá trị văn hóa khảo cổ, đặc biệt là di tích để phát huy ở Đồng Nai, có thể khai thác trong phát triển du lịch ở địa phương hiện nay, thuận lợi nhất là Di tích Mộ cự thạch Hàng Gòn. Tuyến du lịch trọng điểm của Đồng Nai, của Long Khánh cần thiết kế hợp lý đưa di tích vào tuyến du lịch kết hợp hài hòa, hợplý với tuyến du lịch sinh thái, tín ngưỡng ở địa phương (môi trường tự nhiên của Long Khánh, văn hóa tộc người Chơ-ro, khu du lịch Chứa Chan…).
Để phát huy những giá trị khảo cổ Đồng Nai trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương, cần có nghiên cứu tổng thể về di tích khảo cổ ở Đồng Nai. Trước đây, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đồng Nai đã tiến hành nghiên cứu. Đó là nguồn tài liệu quý cần kế thừa để tiếp tục thực hiện trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ cao hiện nay để bổ sung, phù hợp trong giai đoạn hiện tại, sắp tới. Bảo tàng Đồng Nai cần chủ động lên kế hoạch, ưu tiên đầu tư kinh phí (nguồn hoạt động nghiên cứu sưu, khai quật, sưu tầm hằng năm, nguồn đăng ký đề tài trong chương trình Khoa học xã hội qua Sở Khoa học công nghệ) để thực hiện điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ trên những diện tích đang quy hoạch phát triển hiện nay. Chúng ta còn nhớ, khi thực hiện thủy trủy lợi Trị An, công tác khai quật đã thu thập nhiều tư liệu, hiện vật quý báu về khảo cổ ở cácdi chỉ Cây Gáo, Vĩnh Cửu. Khi thực hiện quy hoạch đường cao tốc Long Thành, công tác khảo cổ đã thực hiện nghiên cứu về ngôi mộ hợp chất tại Thị trấn Long Thành… Nếu không quan tâm thực hiện công tác khảo cổ kịp thời, những nguồn tư liệu sử từ lòng đất trên diện tích rộng lớn Sân bay Long Thành được quy hoạch cùng các vùng phụ cận sẽ mất đi với việc hình thành các cụm đô thị, dân cư. Khi tham khảo các vùng được quy hoạch phát triển trên nhiều huyện, thị, thành phố của Đồng Nai hiện nay, từ khu dân cư đến khu công nghiệp, những diện tích đất phát triển nông nghiệp, tôi nhận thấy nhiều vùng đã từng được nhắc đến qua một số di chỉ, hiện vật đã được phát hiện, công bố trước đây như Phước Tân, Dầu Giây, Long Khánh, Hiệp Hòa…Vì vậy,trên cơ sở của những quy định hiện hành, cơ quan chức năng, chuyên môn của Đồng Nai cần và sớm kịp thời xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện công tác nghiên cứu khảo cổ học đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Phan Đình Dũng
Trường Đại học Văn hóa TPHCM
[1] Các công trình:
– Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng (1991), Khảo cổ Đồng Nai thời Tiền sử, Nhà xuất bản Đồng Nai.
– Bảo tàng Đồng Nai (2006), Văn hóa khảo cổ thời địa kim khí vùng đất ngập mặn ở Đồng Nai,Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai.
[2] Các công trình:
– Bảo tàng Đồng Nai (1998),Đồng Nai – 10 thế kỷ đầu Công nguyên, Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Đồng Nai (đề tài cấp tỉnh).
– Nhiều tác giả (2001), Địa chí Đồng Nai (5 tập), Nhà xuất bản Đồng Nai.
[3] Các công trình
– Lê Xuân Diệm, Nguyễn Văn Long (1983), Đàn đá Bình Đa, Nhà xuất bản Đồng Nai.
– Nhiều tác giả (2011), Di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn, Ban Quản lý di tích – danh thắng Đồng Nai.
– Phạm Đức Mạnh (2019), Đến với lịch sử văn hóa Biên Hùng – Đồng Nai, Nhà xuất bản Đồng Nai.